Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào các bạn đã đến với diễn đàn


You are not connected. Please login or register

TRUYỆN KIỀU (Nguyễn Du)

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1TRUYỆN KIỀU (Nguyễn Du) Empty TRUYỆN KIỀU (Nguyễn Du) Sat May 28, 2011 10:38 am

thuy9809

thuy9809
Dân thường
Dân thường


I - NGUYỄN DU

1. Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống vè văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.

Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động, với hai đặc điểm nổi bật : chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.

Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạc nhiều năm trên đất bắc (1786 - 1796) rồi về ẩn tại quê nội Hà Tĩnh (1796 - 1802). Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 - 1814, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, Nguyễn Du lại được lệnh làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tai Huế.

2. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

3. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có 3 tập, gồm 243 bài. Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi là Truyện Kiều.

II - TRUYỆN KIỀU

1. Nguồn gốc:
Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn.

2. Thể loại: Truyện Nôm
-Truyện Nôm là loại truyện thơ viết bằng chữ Nôm.
-Truyện Nôm thường được viết bằng thể thơ lục bát, có khi được viết bằng thể thơ Đường luật.
-Truyện Nôm phát triển mạnh mẽ nhất ở nửa cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX.

3. Tóm tắt tác phẩm:
Thuý Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, cùng Kim Trọng - một văn nhân hào hoa phong nhã đính ước. Không may, gia đình Kiều bị oan, nàng phải bán thân chuộc cha. Mã Giám Sinh đưa Kiều vào lầu xanh của Tú Bà;
Kiều quyên sinh. Bị mắc mưu của Tú Bà và Sở Khanh, nên nàng phải tiếp khách làng chơi. Kiều được Thúc Sinh cứu vớt khỏi chốn lầu xanh. Nhưng bị vợ là Hoạn Thư ghen. Bà ta đày đoạ Kiều, sau đó cho Kiều đến nhà chùa quét sân, chép kinh. Kiều bỏ trốn, nương nhờ cửa Phật của sư Giác Duyên. Sư vô tình gửi Kiều cho Bạc Bà - cũng là một kẻ buôn người. Nàng vào lầu xanh lần thứ hai. Ở đó, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng cái thế. Từ Hải cứu Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết, Kiều bị làm nhục. Tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng lại được sư Giác Duyên cứu một lần nữa và nương nhờ cửa Phật. Còn Kim Trọng, sau khi từ Liêu Dương trở về, được tin Kiều, rất đau đớn. Gia đình se duyên cho chàng với Thuý Vân. Tưởng Kiều đã chết, gia đình lập đàn tràng giải oan. May gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều đoàn tụ. Gia đình đón nàng về trong mối tình Kim - Vân - Kiều.

III - GIÁ TRỊ TRUYỆN KIỀU
Một số giá trị chính:
1. Giá trị nội dung:

a. Phản ánh hiện thực:
- Xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIIIcó những biến động: Phong trào của nông dân (Từ Hải).
- Đời sống khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ (Thuý Kiều).

b. Giá trị tố cáo:
- Thế lực đồng tiền và quyền uy.
- Xã hội đầy rẫy những kẻ bất nhân.

c. Giá trì nhân đạo:
- Nguyễn Du đã bênh vực, thương cảm nguời phụ nữ, tầng lớp nông dân.
- Ông đã lên tiếng, thể hiện ước mơ chính đáng của con người:
+ Tự do hôn nhân (mối tình Kiều - Kim).
+ Một xã hội công bằng, tự do (Từ Hải).
+ Một cuộc sống thanh bình.

2. Giá trị nghệ thuật:

a. Xây dựng nhân vật:
- Khắc hoạ chân dung nhân vật (chính diện, phản diện).
- Miêu tả nội tâm, tính cách nhân vật.
b. Tả cảnh:
- Tả cảnh thiên nhiên.
- Tả cảnh ngụ tình (tả cảnh thiên nhiên để tả tình).
c. Sử dụng thể thơ và ngôn từ

IV - KẾT LUẬN

1. Truyện Kiều là tác phẩm văn chương đặc sắc nhất trong kho tàng văn học dân tộc.

2. Truyện Kiều đã đưa Nguyễn Du bước lên đài vinh quang “danh nhân văn hoá thế giới”.

*******

Một số nhận định về Nguyễn Du:
+ “Tuy cái mũ ông quan che lấp phần nào vầng trán Nguyễn Du, nhưng trái tim Nguyễn Du đã thuộc về phía quần chúng nhân dân.”
(Xuân Diệu)
+ “Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, Nguyễn Du viết “Kiều”, đất nước hoá thành văn.”
(Tố Hữu)
Attachments
TRUYỆN KIỀU (Nguyễn Du) AttachmentMOT SO DOAN TRICH TRUYEN KIEU.doc
You don't have permission to download attachments.
(51 Kb) Downloaded 42 times

http://lop98.jforum.biz

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết