Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào các bạn đã đến với diễn đàn


You are not connected. Please login or register

Tranh cãi xung quanh đề thi Vật lý

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Tranh cãi xung quanh đề thi Vật lý Empty Tranh cãi xung quanh đề thi Vật lý Fri Jul 08, 2011 10:02 am

admin

admin
Admin
Admin

TP - Tranh cãi giữa các chuyên gia giải đề về câu 53 mã đề 817 môn Vật lý (trắc nghiệm), kỳ thi đại học đợt một vừa qua.
Câu hỏi: Con lắc Vật lý là một vật rắn quay quanh được một trục nằm ngang cố định. Dưới tác dụng của trọng lực, khi ma sát không đáng kể thì chu kỳ dao động nhỏ của con lắc:
A. Không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường tại vị trí con lắc dao động.
B. Phụ thuộc vào dao động biên độ của con lắc.
C. Phụ thuộc vào khoảng cách từ trọng tâm của vật rắn đến trục quay của nó.
D. Không phụ thuộc vào momen quán tính của vật rắn đối với trục quay của nó.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia giải đề, khi đọc lướt qua thí sinh sẽ chọn đáp án đúng là C. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là: Câu hỏi này đã không đưa ra điều kiện biên để loại trừ trường hợp đặc biệt: Nếu trục đi qua trọng tâm của vật rắn thì vật sẽ quay tròn đều và lúc đó sẽ không có đáp án để lựa chọn trong 4 đáp án đề thi đưa ra. Điều đáng nói ở đây là câu hỏi thi này đã gây nên những lời giải đáp khác nhau.
Theo ông Nguyễn Cảnh Hòe, giảng viên ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN) câu đó có trong công thức 713, sách giáo khoa vật lý lớp 12 và không có gì sai. Và nếu lập luận trục đi qua trọng tâm thì không phải con lắc nữa.
Còn theo ý kiến của PGS TS Hà Huy Bằng, giảng viên ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN), trong sách giáo khoa cơ bản không đề cập đến điều kiện biên này; sách vật lý nâng cao trang 38 lại định nghĩa: Con lắc vật lý là một vật rắn quay được quanh một trục nằm ngang cố định và không nói đến điều kiện biên là đi qua trọng tâm của vật. Vì vậy, nếu thí sinh nào học sách này, dựa vào công thức 7.13 trong sách giáo khoa thì chọn phương án C là đúng.
Ông Bằng nói: “Trong trường hợp này, sách giáo khoa chưa tái bản chúng tôi có trong tay hiện nay cũng không đúng; đáng nhẽ sách này phải có thêm điều kiện biên: Trục phải không đi qua trọng tâm của vật như đã nói ở trên”.
Ngay sau đó, ông Bằng lại phản ánh đã mượn của học sinh cuốn sách tái bản lần 1 thì thấy rõ tính thiếu khoa học của đề thi môn Vật lý. Cuốn sách giáo khoa tái bản này có ghi điều kiện không đi qua trọng tâm của vật mà đề thi không có. Như vậy, nếu thí sinh học theo sách này sẽ thấy đề thi thiếu điều kiện biên.
Ông Bằng bộc lộ ngạc nhiên về sự khác nhau của các sách và khẳng định: Đề không đề cập đến điều kiện biên kia thì kết quả đương nhiên sẽ có trường hợp đặc biệt xảy ra. Thí sinh nào học lướt thì làm vội và dễ có khả năng đúng hơn; thí sinh là học sinh giỏi sẽ phân tích sâu sắc và phát hiện ra kết quả đặc biệt khi có điều kiện biên như đã nói ở trên và sẽ mất phương hướng. “Tuy nhiên, 1 phút rưỡi để thực hiện 1 câu hỏi thi như trên là không thể được”, ông Hà Huy Bằng khẳng định.
Hồ Thu

https://trancaovan.forumvi.com

admin

admin
Admin
Admin

Mình mới học 2 chương đầu Vật Lí 12, những bài tập CB mình đã làm được sơ sơ. Thế nhưng khi đọc đề đại học vật lí khối A năm 2011 thì "ngớp" luôn. Bởi nó kinh khủng quá. Đề nhìn câu nào câu nấy dài ngoằng, choáng váng. Nếu bạn nào có đề thì nhìn sẽ rõ.
Mình làm thử những câu của chương I chương II, thì chưa có câu nào suy nghĩ ra cả. Chắc có lẽ trình độ mình chưa đủ để giải nó. Nhìu câu két hợp nhìu thứ. Và như vậy mình thấy, những bạn chỉ biết cách giải không chưa đủ, mà phải thành thạo, nhùng nhuyễn tất cả các bài tập. Thi Lý phải có sự rèn luyện thật kinh ngạc mới có điểm cao. Bài tập phải đào thật sâu, thật vững mới có cơ may sông sót.
Mình đọc qua mã đề 936, nhìn 3 câu đầu: câu thứ 1 có 4 dòng, cỡ chữ times new romans, câu thứ 2: 7 dòng, cỡ chữ như trên. Câu thứ 3 có 6 dòng, cỡ chữ như trên. (Mình đang bàn đến các câu tính toán.
Ngoài ra, nhìu câu khác cũng như vậy. Nếu so sánh với các đề kiểm tra ở trường như sau, nếu thầy cô gõ cỡ chữ 11, font chữ Time new romans, thì 30 câu tối đa có 3 trang giấy A4, nhìu lúc có 2 trang thôi. Trong lúc, đề đại học, đề nào cũng 7 trang (60 câu). Nếu nhìn qua, thấy ko khác nhau mấy, nhưng đề đại học khó hơn nhìu so với đề 1 tiết, nâng cao lắm.

Nếu bạn nào biết chút về địa, thì sẽ làm được 1 câu Lý năm nay mà ko cần học trong sách Lý. câu đó là:
Khi nói về hệ Mặt trời, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các hành tinh chuyển đọng quanh mặt trời theo cùng 1 chiều.
B. Sao chổi là thành viên của hệ MTroi.
C. Hành tinh xa mặt trời nhất là thiên vương tinh.
D. Hành tinh gần mặt trời nhất là Thủy tinh.
Đáp án: C. Hành tinh xa mặt trời nhất theo mình biết là Hải vương tinh (nếu ko kể Diêm Vương tinh).

Tóm lại, ngày nào chúng ta cũng phải làm bài tập nhùng nhuyễn.

https://trancaovan.forumvi.com

admin

admin
Admin
Admin

Nếu ta so sánh đề 1 t vs đề ĐH, thì mấy câu Toán của đề 1t ngắn ngủn.Đa số 1, 2 dòng A4. Nhưng đề ĐH nhìn lui tới toàn 3,4 dòng ko hà. Đọc đọa luôn.

https://trancaovan.forumvi.com

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết